MỞ CỬA TRÁI TIM: CHỮA LÀNH NỖI SỢ TỔN THƯƠNG

MỞ CỬA TRÁI TIM: CHỮA LÀNH NỖI SỢ TỔN THƯƠNG

“Đóng cửa trái tim là hình thức cao nhất của nỗ lực bảo vệ bản thân khỏi thế giới xung quanh” - Đây là quan niệm sống của mình rất nhiều năm về trước, và hệ quả là mình đã từng thực hiện nó với tất cả những mối quan hệ bản thân có trong một thời gian dài.

Mình nhớ những tháng ngày ấy, khi mình coi mỗi mối quan hệ như một cuộc trao đổi sòng phẳng, và tin rằng việc đặt để quá nhiều tâm tư, tình cảm vào mối quan hệ ấy sẽ biến nó trở thành điểm yếu có thể làm tổn thương mình.

Ảnh: https://unsplash.com/photos/ZnCMPhgAVL4

NỖI SỢ BỊ TỔN THƯƠNG - NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

Quả thật, nỗi sợ bị tổn thương dường như là nỗi sợ “quốc dân” của người người, nhà nhà. Hay ít nhất, đấy là điều mà tâm trí của hầu hết mọi người mặc định.

Khi đóng cửa trái tim, bạn cảm giác như bản thân đã đặt cược trúng vào ô “Miễn nhiễm với nỗi đau”.

Nhưng liệu hành động đấy có phải là một nước đi đúng đắn? Để trả lời câu hỏi này, hãy thử ví nó như việc bạn ngừng thở. Chắc chắn, mũi của bạn sẽ không hít phải bất cứ khói bụi hay tạp chất ô nhiễm nào, nhưng bạn sẽ bị nghẹt thở và chết dần, chết mòn. Tương tự, trái tim của mình khi ấy, và của bạn - người đang đọc blog này - hiện tại, cũng đang “nghẹt thở”, đang “chết dần, chết mòn” khi chúng ta quyết định đóng cửa nó lại. Chúng ta trở nên thờ ơ hơn với tình yêu giữa con người và con người, bị đánh lừa bởi lằn ranh mỏng manh giữa lối sống ích kỷ, tàn nhẫn và mindset lý trí, thực tế.

Hành động đóng cửa trái tim, suy cho cùng, chỉ là một khuôn mẫu tinh thần mà chúng ta đã áp đặt nhằm biện minh cho lý do vì sao bản thân lại sợ bị tổn thương.

NỖI ĐAU ĐẾN VÀ ĐI - KÝ ỨC MỚI LÀ THỨ GÂY NHỨC NHỐI

Nếu có ai để bạn có thể đổ lỗi về nỗi đau kéo dài từ một mối quan hệ đã mất, thì đấy chính là bản ngã của bạn.

Mỗi một mối quan hệ đi qua sẽ tạo nên kỷ niệm - một vòng lặp của những sự kiện quen thuộc mà bản ngã đã ghi nhớ và liên tục lặp lại kể cả sau khi mối quan hệ của bạn kết thúc. Điều này vô tình khiến bạn tổn thương, như thể trái tim bạn bị ai đấy lấy dao đâm hết lần này tới lần khác vậy.

Trên thực tế, phần lớn nỗi đau mà chúng ta cảm nhận là do chính chúng ta làm ra, và xuất phát từ chính những chấp niệm của chúng ta. Chúng ta đặt tình cảm vào một mối quan hệ, và sau đấy gắn bó với đối phương đến mức cảm thấy “chết đi sống lại” bởi những thứ họ đã làm hoặc không làm.

Tuy nhiên, điều đấy không có nghĩa là bạn không nên mở lòng. Bởi nếu bạn không thực sự mở lòng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tình yêu. Cũng như một trong những nguyên tắc mà Định luật hấp dẫn - một loại xu hướng tinh thần phổ biến hiện nay - vận hành: Tình yêu sẽ thu hút tình yêu. Nếu bạn luôn tiêu cực, bạn sẽ thu hút những người tiêu cực khác. Nếu trái tim của bạn luôn khép kín, bạn sẽ tìm thấy những người có trái tim khép kín khác. Kết quả, bạn sẽ phải biện minh cho bản thân và nỗi đau của mình bằng cách đổ lỗi lên đối phương, "Tất cả những người đàn ông tôi thu hút đều là những kẻ khốn nạn và ngu ngốc” hoặc “Chúa ơi, tôi chỉ hẹn hò với toàn những người phụ nữ điên rồ”.

Cách đánh giá này không phù hợp để phản ánh con người và đời sống tình cảm của bạn, và đã đến lúc bạn phải học cách mở cửa trái tim để thấu hiểu vẻ đẹp của sự rạn vỡ.

MỞ CỬA TRÁI TIM - ĐÃ ĐẾN LÚC NHƯNG BẰNG CÁCH NÀO

Để tăng thêm cơ sở cho lời khuyên tinh thần mà mình đã đưa ra, mình sẽ chia sẻ với bạn 8 điều nhằm giúp bạn bắt đầu mở cửa trái tim và tự trải nghiệm vẻ đẹp của sự rạn vỡ:

  1. Thực hiện một hoạt động mà bạn yêu thích theo chu kỳ thường nhật (như viết lách, chạy bộ, vẽ tranh, leo núi, cà phê với bạn bè,...).
  2. Tập trung vào việc bạn yêu thích điều gì đó ở bản thân nhiều đến mức nào.
  3. Nói với những người bạn yêu quý về tình cảm thực sự của bạn dành cho họ mà không mong đợi tình cảm ấy được hồi đáp.
  4. Chia sẻ những câu chuyện riêng tư đầy cảm xúc với những người bạn thân mà bạn chưa từng thoải mái tâm sự trước đây.
  5. Ngừng tự tổn thương sức khoẻ tinh thần và thể chất của bản thân (làm việc quá sức, sử dụng thuốc ngủ thường xuyên,...).
  6. Ngừng gặp những người khiến bạn cảm thấy tức giận, không thoải mái,
  7. Ngừng làm những việc mà người khác muốn bạn làm nhưng bạn không muốn làm.
  8. Đánh thức đứa trẻ trong bạn và cung cấp không gian để đứa trẻ ấy được làm điều mình thích.

Ảnh: https://unsplash.com/photos/jcc8sxK2Adw

LỜI KẾT

Mình hiểu rằng hành trình chữa lành tinh thần lúc nào cũng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn hành trình chữa lành thể xác. Tuy nhiên, học cách mở cửa trái tim và buông bỏ những cơ chế phòng thủ cực đoan sẽ giúp bạn nhìn nhận thế giới xung quanh theo một hướng hoàn toàn mới.

Ngoài ra, một khi bạn đã bắt đầu thực hiện những thay đổi với trái tim của mình, sự đồng hành của Thạch Anh Hồng sẽ giúp bạn có cơ hội để thức tỉnh bản thân sâu sắc hơn và tìm thấy được sự bình yên trong chính nội tại mình.

 

NGŨ QUANG THẠCH (đặt ngay) - Tình Yêu, Chữa Lành và Mối Quan Hệ Tốt Đẹp

Quay lại blog

Để lại bình luận

1 trong số 3

Bộ Sưu Tập Mới

Gợi Ý Riêng Cho Bạn

1 trong số 3

Có Thể Bạn Cũng Quan Tâm

1 trong số 3
1 trong số 3
1 trong số 3
1 trong số 3