QUY TẮC 50/30/20 TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỂ CHÓNG GIÀU CÓ
Share
Thuợng nghị sĩ Elizabeth Warren đã phổ biến "Quy tắc ngân sách 50/20/30" trong cuốn sách All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan của bà (tạm dịch: Tất cả giá trị của bạn: Kế hoạch tiền bạc trọn đời tối ưu).
Quy tắc cơ bản này là chia thu nhập sau thuế và phân bổ nó theo: 50% cho nhu cầu, 30% cho mong muốn và 20% cho khoản tiết kiệm.
50%: Nhu cầu
Nhu cầu là những hóa đơn mà bạn phải trả và những thứ cần thiết để tồn tại. Chúng bao gồm các khoản thanh toán tiền thuê nhà hoặc thế chấp, tiền mua xe, nhu yếu phẩm, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, thanh toán n.ợ tối thiểu và các tiện ích. Đây là những điều "phải có" của bạn. Danh mục "nhu cầu" không bao gồm HBO, Netflix, Starbucks và ăn uống ngoài trời.
Một nửa thu nhập sau thuế phải là tất cả những gì bạn cần để trang trải các nhu cầu và nghĩa vụ của mình. Nếu bạn đang chi tiêu nhiều hơn nhu cầu của mình, bạn sẽ phải cắt giảm nhu cầu hoặc cố gắng thu hẹp lối sống, có thể là sống trong một ngôi nhà nhỏ hơn hoặc một chiếc xe hơi khiêm tốn hơn. Có thể đi chung xe hoặc đi phương tiện công cộng đến cơ quan là một giải pháp, hoặc nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn.
30%: Mong muốn
Những thứ bạn mong muốn và không hẳn là cần thiết. Điều này bao gồm những bữa ăn ngoài, xem phim, chiếc túi xách mới, vé tham dự các sự kiện thể thao, kỳ nghỉ, thiết bị điện tử mới nhất và internet tốc độ cực cao. Bạn có thể tập thể dục tại nhà thay vì đến phòng tập thể dục, nấu ăn thay vì ăn ngoài hoặc xem thể thao trên TV thay vì mua vé.
Danh mục này cũng bao gồm những quyết định nâng cấp mà bạn đưa ra, chẳng hạn như chọn một bữa lẩu nướng buffet thay vì một bát bún riêu, mua một chiếc Mercedes thay vì một chiếc Honda tiết kiệm hơn hoặc lựa chọn giữa việc xem truyền hình bằng ăng-ten miễn phí hoặc chi tiền để xem truyền hình cáp. Về cơ bản, mong muốn là tất cả những thứ bổ sung nhỏ mà bạn chi tiền để làm cho cuộc sống thú vị và giải trí hơn.
20%: Tiết kiệm
Cuối cùng, hãy cố gắng phân bổ 20% thu nhập của bạn cho các khoản tiết kiệm và đầu tư. Điều này bao gồm thêm tiền vào quỹ khẩn cấp trong tài khoản tiết kiệm ngân hàng, đóng bảo hiểm xã hội và những khoản đầu tư khác. Bạn nên có trong tay ít nhất ba tháng tiền tiết kiệm khẩn cấp để phòng trường hợp m.ất việc hoặc có biến cố bất trắc xảy ra. Sau đó, hãy tập trung vào việc nghỉ hưu và đáp ứng các mục tiêu tài chính khác.
Tiết kiệm cũng có thể bao gồm trả nợ. Mặc dù các khoản thanh toán tối thiểu là một phần của danh mục "nhu cầu", bất kỳ khoản thanh toán bổ sung nào đều làm giảm tiền gốc và lãi trong tương lai, do đó chúng là khoản tiết kiệm.
Kết luận
Quy tắc 50 - 20 - 30 nhằm giúp các cá nhân quản lý thu nhập sau thuế của họ, chủ yếu để có quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và tiết kiệm cho hưu trí. Mỗi hộ gia đình nên ưu tiên tạo quỹ khẩn cấp trong trường hợp mất việc làm, chi phí y tế đột xuất hoặc bất kỳ khoản chi phát sinh nào khác. Nếu quỹ khẩn cấp đã được sử dụng, thì bạn nên tập trung vào việc bổ sung lại nó.
Tiết kiệm để nghỉ hưu cũng là một bước quan trọng khi tuổi thọ trung bình của con người ngày càng lâu hơn. Hãy tính toán xem bạn sẽ cần bao nhiêu để nghỉ hưu và làm việc hướng tới mục tiêu đó. Bắt đầu từ khi còn trẻ sẽ đảm bảo giúp bạn có một cuộc sống về già thoải mái hơn.
Tiết kiệm rất khó, và cuộc sống thường n.ém vào chúng ta những khoản chi tiêu bất ngờ. Bằng cách tuân theo quy tắc 50 - 20 - 30, bạn sẽ tìm được cách giảm những chi phí đó để giúp hướng đến các lĩnh vực quan trọng hơn như quỹ khẩn cấp và hưu trí.
Chúng ta nên tận hưởng cuộc sống, và không nên sống quá hà tiện, nhưng có kế hoạch và kiên trì thực hiện nó sẽ giúp bạn trang trải chi phí, tiết kiệm cho tới khi nghỉ hưu, đồng thời thực hiện các hoạt động khác khiến bạn hạnh phúc hơn.