9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ SUY GIẢM NĂNG LƯỢNG, MỆT MỎI THƯỜNG XUYÊN

9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ SUY GIẢM NĂNG LƯỢNG, MỆT MỎI THƯỜNG XUYÊN

Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân, "Tại sao tôi luôn cảm thấy mệt mỏi?" chưa? Nếu rồi thì hãy yên tâm vì bạn không đơn độc. Với lối sống bận rộn và thói quen sinh hoạt kém lành mạnh của một bộ phận lớn người trẻ hiện nay, thiếu năng lượng và cảm giác uể oải thường trực đang là căn bệnh của thời đại.

Nhưng không may, lý do giải thích cho tình trạng trên không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đôi khi, chúng ta cần điều tra kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân đứng đằng sau sự mệt mỏi triền miên của bản thân.

Sau đây, hãy cùng Jennie đi khám phá 7 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc suy giảm năng lượng nhé.

Ảnh: https://weheartit.com/entry/319453509

1. Không đủ ATP.

Nguyên nhân khiến nhiều người luôn trong tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng là do không đủ adenosine triphosphate, hay còn gọi là ATP.

ATP là một phân tử được sản xuất bởi ty thể trong tế bào của bạn, giúp thu nhận và lưu trữ năng lượng hóa học từ thực phẩm. Sau đấy, nó sẽ vận chuyển nguồn nhiên liệu này ra khắp cơ thể để cung cấp năng lượng cho các tế bào hoạt động.

Sự thiếu hụt ATP phổ biến ở những người tập thể dục thường xuyên và (hoặc) gặp vấn đề mệt mỏi, đau nhức mãn tính. Ngoài ra, khi bạn già đi, cơ thể bạn cũng sẽ sản sinh ít ATP hơn.

2. Thói quen ăn uống kém điều độ.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ là chìa khoá để cơ thể sản xuất năng lượng. Ví dụ, nếu bạn bỏ bữa hoặc thời gian đợi giữa các bữa chính quá lâu, lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống. Khi lượng đường trong máu giảm xuống, năng lượng của bạn cũng sẽ suy yếu theo.

Ngược lại, việc ăn quá nhiều và lựa chọn những thực phẩm kém dinh dưỡng cũng có thể khiến nguồn năng lượng của bạn sụt giảm.

3. Sự mất nước.

Ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Những tế bào của bạn cần đủ chất lỏng để nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và sản xuất ATP cũng như thải độc tố ra ngoài.

Nếu bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, hoặc nhiều đồ uống có chứa caffein hay cồn, bạn có thể cần uống nhiều nước hơn bình thường để giữ cho cơ thể đủ nước. Bởi sau khi mất 2-3% lượng chất lỏng trong cơ thể, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì lượng máu xuống thấp hơn.

4. Rối loạn giấc ngủ và thói quen ngủ kém.

Việc thiếu ngủ và mất ngủ không chỉ vắt kiệt năng lượng của bạn, mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Các thói quen ngủ kém như giật mình thường xuyên trong đêm, ngáy liên tục,... cũng có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức khi thức dậy.

Để tối ưu hóa năng lượng, hãy bắt đầu thói quen ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Nghiên cứu cho thấy một giấc ngủ lành mạnh có thể làm tăng lượng ATP ở các vùng não quan trọng, đặc biệt là trong vài giờ đầu tiên sau khi ngủ.

Ảnh: https://www.pinterest.com/pin/435864070194654761/

5. Tập thể dục không đủ hoặc quá nhiều.

Tập thể dục không đủ có thể gây ra tình trạng uể oải và mệt mỏi. Điều này nghe có vẻ phản trực quan, nhưng cơ thể bạn cần tạo ra năng lượng để thực hiện việc sản xuất năng lượng.

Mặt khác, việc tập thể dục quá nhiều cũng có thể làm bạn kiệt sức. Khi cơ bắp phải vận hành quá khả năng, chúng sẽ rút cạn nguồn dinh dưỡng và chất lỏng có trong cơ thể bạn.

Như vậy, chúng ta cần một lượng bài tập phù hợp, có hệ thống để vừa tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, vừa tiêu tốn ít năng lượng hơn từ ATP.

6. Vấn đề sức khỏe và thuốc men.

Các vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, ung thư, bệnh tim,... là một số lý do y khoa khiến bạn mệt mỏi thường xuyên.

Một số loại thuốc điều trị những loại bệnh trên cũng thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Nên nếu cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào, bạn nên ghé thăm bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ chuyên môn.

7. Căng thẳng mãn tính.

Căng thẳng mãn tính là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng kiệt sức hoặc mệt mỏi liên tục. Tình trạng căng thẳng lâu ngày làm gián đoạn hầu như tất cả các chức năng thể chất và tinh thần của cơ thể bao gồm hệ miễn dịch, hệ tiêu hoá và hệ thần kinh.

Sự căng thẳng tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Sau một thời gian, tuyến thượng thận của bạn sẽ không thể theo kịp nhu cầu sản sinh nhiều hormone căng thẳng hơn, dẫn tới việc bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Nên nếu bạn có thói quen tự tạo áp lực cho bản thân, hãy cân nhắc xem bạn đang làm gì với tuyến thượng thận của mình.

Cho bản thân một khoảng lặng trong cuộc sống bộn bề, thực hiện vài bài tập yoga thiền định hay thử nghiệm phương pháp nạp năng lượng bằng đá quý: Có rất nhiều cách để bạn giải toả căng thẳng và tìm thấy được sự bình yên trong tâm hồn.

Ảnh: https://www.thecrystalfolk.com.au/product/himalayan-clear-quartz-cluster

Lời kết:

Nguồn năng lượng của bạn có thể đến từ cả yếu tố thể chất và tinh thần. Vì vậy, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, bạn cũng cần dành cho bản thân những phút giây thư giãn chất lượng, để tinh thần nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi nhé.

-------------------

SET BĂNG VŨ THẠCH (đặt ngay) - Tài Lộc, Năng Lượng, Sức Mạnh.

Back to the blog

Leave a comment

1 among 3

Bộ Sưu Tập Mới

Gợi Ý Riêng Cho Bạn

1 among 3

Có Thể Bạn Cũng Quan Tâm

1 among 3
1 among 3
1 among 3
1 among 3