4 CHÂN LÝ NÊN BIẾT SỚM ĐỂ TRÁNH THẤT BẠI Ê CHỀ
Share
Nhà văn Orison Marden từng nói: "Sâu thẳm trong trái tim con người, có rất nhiều sức mạnh đang ngủ yên; đánh thức những sức mạnh này và sử dụng chúng một cách khéo léo, nó có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời."
Cuộc đời là quá trình đấu tranh với nhiều gian khó, từ khi trưởng thành đến lúc già yếu bệnh tật. Những sóng gió này luôn đòi hỏi con người phải luôn chủ động chọn cho mình cách sống đúng đắn mới có thể vững vàng vượt qua.
Một trong những điều dễ khiến chúng ta thất bại đó là bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những tác động bên ngoài và từ những người xung quanh, thay vì tập trung vào chính bản thân mình.
Một trong những điều dễ khiến chúng ta thất bại đó chính là việc suy nghĩ và bị ảnh hưởng quá nhiều bởi xã hội và những người xung quanh. Sự thật là những yếu tố ngoại cảnh này sẽ không thể tác động mạnh mẽ nếu chúng ta học cách sống khác đi.
1. Bạn không sống để đáp ứng mong đợi của người khác, và người khác không sống để đáp ứng mong đợi của bạn
Cho dù là sự giáo dục từ cha mẹ hay giáo dục từ trường học, mục tiêu của giáo dục vẫn luôn là xây dựng cho chúng ta trở thành người tự lập, tự chủ trong cuộc sống. Từ đó tìm thấy giá trị của bản thân thay vì chú ý vào giá trị của người khác.
Một đứa trẻ tự lập sẽ hiểu rằng không cần phải sợ ánh mắt của người khác, quan tâm đến đánh giá của những người xung quanh mà chọn đi theo con đường đứa trẻ đó nghĩ là tốt nhất.
Theo nhà tâm lý học Alfred Adler, vấn đề lớn nhất mà con người gặp phải là cố gắng kiểm soát những gì họ không thể kiểm soát. Để trưởng thành, bạn cần biết mình nên tập trung vào nhiệm vụ của bản thân, và không phải lúc nào cũng chạy theo sự đánh giá của người khác. Nếu không, bạn sẽ dễ đánh mất chính chính mình và mọi việc bạn làm sẽ luôn bị giới hạn trong khuôn khổ, khó có thể bứt phá để thành công.
"Bạn không sống để đáp ứng mong đợi của người khác, và những người khác không sống để đáp ứng mong đợi của bạn", Adler nói.
2. Đừng để mình tỏ ra mạnh mẽ, hãy khiến mình thực sự mạnh mẽ
Nhà tâm lý học Adler tin rằng "tỏ ra mạnh mẽ" là việc làm sai lầm của những người có suy nghĩ "phải tốt hơn những người khác". Việc bạn luôn cố tỏ ra mình mạnh mẽ là do bạn muốn che đậy sự tự ti, đôi khi phải nói dối để thể hiện sự vượt trội hơn người.
“Tỏ ra mạnh mẽ” chính là một vỏ bọc có thể khiến con người luôn có cảm giác bất an bên trong nội tâm. Càng lo lắng, họ càng tìm cách vượt lên người khác và dần sa vào vòng xoáy của ganh đua, giả dối. Nhưng những người này sẽ không thể trở thành người mạnh mẽ, vì sức mạnh thực sự đến từ sự ổn định bên trong còn họ chỉ luôn so sánh cách thể hiện với bên ngoài.
Một người thực sự mạnh mẽ hiểu rằng mạnh mẽ không phải là trở thành cao thủ, mà là biết tận dụng tốt tiềm năng của bản thân, bứt phá giới hạn và dũng cảm đối mặt với hiện thực.
Một người sáng suốt sẽ không cố gắng thay đổi người khác mà thay đổi chính mình. Những người mạnh mẽ về mặt tâm lý không nhằm mục đích vượt qua người khác, mà chỉ không ngừng vượt qua chính mình. Bởi vì sức mạnh thực sự là không ngừng trở nên tốt hơn so với con người trong quá khứ của bạn.
3. Đừng lấy 10% bi kịch để hủy hoại 90% cuộc đời
Nhà tâm lý học xã hội Festinger có một nhận định nổi tiếng, được gọi là "Định luật Festinger": có nghĩa là 10% cuộc đời bạn do những việc bên ngoài tác động, và 90% còn lại là do thái độ, phản ứng của chính con người với những việc xảy ra. Nói cách khác, trong cuộc đời chỉ có một phần là những việc bạn không thể làm gì còn 9 phần là nằm trong tay bạn.
Để minh họa cho nhận định này, Festinger đã đưa ra một ví dụ về: Buổi sáng khi Festinger rửa mặt, anh để một chiếc đồng hồ cao cấp bên bồn rửa, vợ anh sợ ướt nên cầm lấy, để trên bàn ăn. Khi cậu con trai đang ăn ở bàn ăn, cậu vô tình làm rơi chiếc đồng hồ xuống đất và làm vỡ nó.
Sau đó, Festinger đánh con, cãi nhau với vợ, tức giận lao ra khỏi nhà để đến công ty thì phát hiện quên lấy cặp, quay người về nhà thì vợ đã ra ngoài. Anh gọi vợ đưa chìa khóa, lúc vợ về hốt hoảng xô đổ sạp trái cây bên đường, cuối cùng tiền mất tật mang.
Lấy được cặp, Festinger đã đi trễ 15 phút, bị sếp gay gắt phê bình, tâm trạng lúc này đã vô cùng tồi tệ. Trước khi tan làm, vì một việc nhỏ mà anh lại cãi nhau với đồng nghiệp một trận nữa.
Người vợ cũng bởi vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng mà mất giải thưởng chuyên cần cả tháng. Cậu con trai cũng chẳng khá hơn là bao, tham gia giải đấu bóng chày nhưng chơi rất tệ và bị loại một cách thảm hại.
Theo "Định luật Festinger", 10% thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống là vấn đề tầm thường của một chiếc đồng hồ bị hỏng và các phản ứng dây chuyền xấu tiếp theo đều do việc xử lý vấn đề nhỏ nhặt này gây ra.
Hoảng loạn dẫn đến hỗn loạn, lo lắng dẫn đến mệt mỏi. Thất bại bắt nguồn từ một khoảnh khắc chúng ta quá vội vã và không suy nghĩ kỹ càng. Điều chúng ta có thể kiểm soát được là bình tĩnh khi sự việc xảy ra, đừng hủy hoại 90% cuộc đời bằng 10% tai nạn. Làm được điều này thì cuộc đời bạn sẽ không rơi vào vòng luẩn quẩn, nếu bạn còn có trí tuệ để tránh và giảm bớt 10% bi kịch thì bạn đã rất thành công.
4. Bất kể bạn đã trải qua điều gì trong quá khứ, những việc bạn làm trong hiện tại mới quyết định tương lai
Không ai có thể phủ nhận vai trò của trải nghiệm trong quá khứ trong việc hình thành thời điểm hiện tại. Nhưng nhà tâm lý học Adler tin rằng: "Bất kể bạn đã trải qua điều gì trong quá khứ, những việc bạn làm trong hiện tại mới quyết định tương lai. Chính con người bạn sống trong thời điểm này sẽ quyết định phần sau của cuộc đời bạn".
Nếu mục đích của bạn là trưởng thành, thì bất kể là xuất thân thuận lợi từ gia tộc, hay khốn khó khi gặp phải kẻ cướp hết tài sản thì đó đều có thể trở thành kinh nghiệm sống. Chính mục đích sống định hình lựa chọn của bạn ở hiện tại chứ không phải do ảnh hưởng quá khứ. Vậy nên nếu ai đó nói “Tôi không làm được” không phải bởi vì họ chưa từng làm hay không có khả năng mà là do họ không muốn làm điều đó.
---------------------------------
---------------------------------
Xem thêm những bài viết hấp dẫn khác tại đây: