5 ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÂN BIỆT GIỮA CHÁNH NIỆM & THIỀN ĐỊNH
Share
Ngày nay, chỉ cần vài cú click chuột, bạn đã có thể tìm thấy hàng ngàn thông tin trên Internet về lợi ích của chánh niệm và thiền định. Các từ này thường được sử dụng thay thế cho nhau, và thực tế có rất ít các giải thích cụ thể về sự khác biệt của chúng.
Mặc dù chánh niệm và thiền định có liên quan tới nhau, nhưng chúng không hề giống nhau. Hiểu biết cơ bản về sự khác biệt giữa hai khái niệm này có thể giúp bạn xây dựng một phương pháp thực hành đáp ứng nhu cầu của mình.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về những điểm tương đồng và khác biệt của chánh niệm và thiền định.
Chánh niệm và Thiền có bản chất khác nhau
John Kabat-Zinn 1994), người tạo ra chương trình Giảm Căng thẳng Dựa trên Chánh niệm (MBSR), định nghĩa “chánh niệm là một nhận thức được sinh ra từ việc cá nhân có chú ý, có mục đích, trong thời điểm hiện tại, không phán xét.”
So sánh điều này với định nghĩa về thiền của một nhà nghiên cứu: “Thiền là một thực hành trong đó có sử dụng một kỹ thuật - ví dụ như kỹ thuật chánh niệm hoặc kỹ thuật tập trung suy nghĩ của bản thân vào một đối tượng hay một hoạt động cụ thể nhằm cải thiện nhận thức. Đồng thời, thiền giúp người thực hành đạt được sự minh mẫn, sự bình tĩnh trong tinh thần và sự ổn định trong các cảm xúc” (Walsh và Shapiro, 2006).
Kabat-Zinn như nói ở trên đã mô tả chánh niệm như một cách cách bản thân có mối liên hệ với môi trường trong khi đó, Walsh và Shapiro lại định nghĩa thiền như một cách một thực hành nhằm thay đổi trạng thái tinh thần.
Mặc dù có nhiều định nghĩa và khái niệm, nhưng có sự khác biệt rõ ràng trong hai khái niệm này. Thiền là một thực hành giúp cá nhân phát triển những phẩm chất khác nhau của tinh thần, trong đó có chánh niệm.
Ngoài ra, có một loại thực hành thiền được gọi là “thiền chánh niệm”. Phương pháp thực hành kết hợp này giúp người thực hành sống cùng với chánh niệm tốt hơn. Thế nhưng thực tế là thiền chánh niệm chỉ là một trong nhiều cách để một cá nhân có thể thực hành thiền định.
Thiền là một trong những cách thực hành giúp cá nhân sống tốt hơn với chánh niệm
Thiền là một phương pháp mà qua đó một người có thể học cách sống chánh niệm. Chúng ta cũng có thể coi thiền là một công cụ để phát triển chánh niệm.
Thiền đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc giúp mọi người sống chánh niệm hơn trong các trải nghiệm hàng ngày của họ. Một ví dụ thực tế cho thấy những người thực hành thiền chánh niệm một cách thường xuyên và đều đặn, hay những người tham gia chương trình MBSR có nhiều khả năng hơn trong việc có các hành động chánh niệm trong các hoạt động hàng ngày. (Carmody & Baer, 2008).
Thiền là cách gieo hạt giống chánh niệm và tưới tẩm để chúng lớn lên trong suốt cuộc đời của chúng ta. Thiền có thể mang lại các hiệu quả rất tốt ở cả tinh thần và thể chất của chúng ta, nhưng nhìn nhận thực tế, nó chỉ là một trong những phương pháp để trau dồi chánh niệm. Điều này sẽ được minh chứng ở phần sau.
Chánh niệm có thể được sử dụng để trị liệu tâm lý
Chánh niệm là một yếu tố gắn với các lợi ích về sức khỏe tâm thần và các yếu tố tích cực khác ở con người, ví dụ như lòng tự trọng (self-esteem) và sự chấp nhận bản thân (self-acceptance) (Thompson & Waltz, 2007).
Bởi vậy, những nhà trị liệu tâm lý thường coi trọng việc thân chủ của mình có thể sống một cuộc sống chánh niệm hay không bởi nó có giá trị rất lớn đối với sự thay đổi và cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, không phải thân chủ nào cũng dễ tiếp thu các lý thuyết về thiền và chánh niệm hay không phải bất cứ ai cũng xây dựng được thói quen trong cuộc sống của họ.
Trong trị liệu tâm lý, có một phương pháp rất phổ biến có ứng dụng chánh niệm nhằm hỗ trợ thân chủ, đó là liệu pháp hành vi biện chứng (DBT). Với sự ứng dụng chánh niệm mà không yêu cầu thân chủ phải thực hành thiền định một cách chính thức, liệu pháp này giúp cho những cá nhân cảm thấy khó khăn trong việc xây dựng thói quen hành thiền trong cuộc sống của họ. Các biện pháp can thiệp của DBT nhằm mục đích hỗ trợ thân chủ phát triển “trí tuệ”, giúp họ học các kỹ năng khác nhau và thể hiện các đặc tính của chánh niệm theo định nghĩa của Kabat-Zinn (Shapero, Greenberg, Pedrelli, de Jong, & Desbordes, 2018).
Chánh niệm có thể được thực hành chính thức và không chính thức
Thiền nghe có vẻ rất nghịch lý khi được cho là một công việc “không làm”, thế nhưng thực tế thì việc hành thiền tức là trở thành người quan sát thế giới nội tâm, nỗ lực tối thiểu và áp dụng lập trường không phán xét đối với bản thân.
Những phẩm chất này trái ngược với cách sống của nhiều người trong chúng ta: phấn đấu để tiến lên phía trước và ưu tiên làm việc hơn nghỉ ngơi. Thực hành thiền một cách chính thức, là khi bạn ngồi xuống trong một khoảng thời gian nhất định theo đúng tư thế chính xác mà bạn được hướng dẫn. Điều đó giúp xây dựng một nơi trú ẩn an toàn khỏi những muộn phiền của thế giới ngoài kia và đồng thời, điều đó nhắc nhở chúng ta rằng việc đạt được mục tiêu không cần thiết phải tới từ việc chúng ta lao vào công việc, hay cố gắng nỗ lực trở thành người mà chúng ta muốn. Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng không phải ai cũng muốn thực hành chánh niệm chính thức. Tuy nhiên, những người này có thể vẫn muốn chánh niệm hơn trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Nếu bạn cảm thấy không thích hợp để thực hành chánh niệm theo cách chính thức (khoanh chân và ngồi xếp bằng - thiền), bạn có thể thực hiện các cách không chính thức khác, ví dụ như ăn chánh niệm, nằm chánh niệm, hay thậm chí là khi trò chuyện cùng ai đó, chúng ta cũng có thể vận dụng chánh niệm. Theo đó, việc thực hành chánh niệm một cách không chính thức có nghĩa là bạn tham gia vào các hoạt động hàng ngày, nhưng có kết hợp mục đích chánh niệm trong đó.
Các cách này đều gắn với việc sống chậm lại, chú ý, tạm dừng phán xét và tham gia đầy đủ vào bất kỳ trải nghiệm nào đang diễn ra trong thời điểm hiện tại.
Thiền định có nhiều khía cạnh khác nhau và chánh niệm chỉ là một trong số đó
Chánh niệm là một phần quan trọng của thực hành thiền, nhưng những yếu tố khác cũng làm cho thiền trở nên đặc biệt, ví dụ như sự tập trung. Khi bị tước mất các kích thích bên ngoài, tâm trí chắc chắn có thể lang thang đến hàng nghìn nơi mà bạn không ngờ tới. Khi tâm trí đang lơ đãng thì bạn sẽ cảm thấy rất khó trong việc duy trì sự tập trung vào quá trình thực hành thiền định.
Rèn luyện sự chú ý của một người để tập trung hơn từ đó giúp họ có thực hành thiền thành công, mãn nguyện hơn và giúp họ đưa chánh niệm nhiều hơn vào cuộc sống hàng ngày.
Lời Kết
Điều quan trọng là lần tới, bạn không nên có sự nhầm lẫn giữa chánh niệm và thiền định. Hãy chọn cho mình cách tốt nhất để rèn luyện và có được một tinh thần khỏe khoắn.
Nguồn: 5 Differences Between Mindfulness and Meditation - PositivePsychology
---------------------------------
🍀 ĐÁ QUÝ TĂNG TẦN SỐ NĂNG LƯỢNG CHO LUẬT HẤP DẪN - THU HÚT TÀI LỘC + MAY MẮN NHANH CHÓNG 🍀
☯️ Thạch anh phong thuỷ có trường năng cực lượng mạnh, thu hút sự thịnh vượng, tiền của, thúc đẩy sự nghiệp rất hiệu quả.
☯️ Mang nguồn năng lượng may mắn, sức mạnh thu hút tài lộc, sung túc khiến cuộc sống trở nên viên mãn và đong đầy.
☯️ Sở hữu nguồn năng lượng giao thoa của vũ trụ ngay hôm nay với tuyệt tác vật phẩm phong thuỷ từ nhà YINYANG MASTERS ngay nhé!
---------------------------------
Xem thêm những bài viết hấp dẫn khác tại đây:
- 10 SỰ THẬT VỀ HỢP ĐỒNG LINH HỒN CỦA BẠN
- 100 CÂU THẦN CHÚ CHO NĂM MỚI THÀNH CÔNG VƯỢT BẬC
- LƯU LẠI BÀI VIẾT NÀY NẾU BẠN ĐANG MUỐN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 🥇🔑
- 10 ĐIỀU LÀM TẦN SỐ NĂNG LƯỢNG CỦA BẠN SUY GIẢM TRẦM TRỌNG
- SỞ HỮU 10 ĐIỀU NÀY DỄ CÓ VẬN MỆNH PHÚ QUÝ, TIỀN TÀI TẤN TỚI
- DẤU HIỆU BẠN ĐÃ TU TỪ RẤT NHIỀU KIẾP
- CÁC CÂU THẦN CHÚ CÂN BẰNG VÀ CHỮA LÀNH 7 LUÂN XA
- 4 GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI AI CŨNG PHẢI THỨC TỈNH ĐỂ THÀNH CÔNG
- NHỮNG LOẠI ĐÁ PHONG THỦY GIÚP CÂN BẰNG CUỘC SỐNG